Vô tình nhìn thấy mô hình làm “hoa bất tử” trên internet, quá yêu thích và hứng thú, chị Trần Thị Hằng (thôn Thạch Khê, xã Quế Mỹ, huyện Quế Sơn, Quảng Nam) cất công “tầm sư học đạo”. May mắn, chị gặp được người thầy tận tâm truyền dạy bí quyết, giúp chị thỏa niềm đam mê.
Sau khi thạo nghề, chị Hằng quyết định về quê khởi nghiệp. Tại Quảng Nam, mô hình này còn khá mới mẻ. Ban đầu, mọi người xung quanh đều tỏ ra hoài nghi, thấy quyết định của chị thật “điên rồ”.
“Sản phẩm mới mẻ, giá thành khá cao so với vùng nông thôn nên khó tiếp cận cũng là điều dễ hiểu. Tôi chủ động tiếp thị qua các kênh mạng xã hội, hội chợ thương mại… Sau 7 tháng khởi nghiệp, hiện nay, sản phẩm “hoa bất tử” của tôi được thị trường đánh giá khá tốt, khách hàng cũng mở rộng hơn”, chị Hằng cho hay.From: nhà cái casino online
Theo chị Hằng, thời gian để xử lý một bông hoa tươi thành “hoa bất tử” phải mất hơn 20 ngày. Các công đoạn gồm chọn vườn và cắt hoa, hoa tươi chủ yếu được chị nhập tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Những bông hoa sau khi cắt sẽ được vận chuyển về xưởng, chọn ra những bông không bị giập nát để tiếp tục xử lý theo công nghệ sấy lạnh Nhật Bản.
Sau đó, hoa sẽ tiếp tục được ủ với hạt chống ẩm để hút hết hơi ẩm, đảm bảo hoa khô 100%. Khâu cuối cùng cũng là khâu khó nhất là tỉa cánh hoa và cắm vào bình thủy tinh, dán keo thật kín.
Chị Hằng cho biết, trong quá trình làm “hoa bất tử”, công đoạn nào cũng cần tỉ mỉ và khéo léo, song công đoạn đưa hoa vào bình phải cẩn thận hơn bởi khâu này ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo quản hoa.
Với công đoạn này, chị sử dụng công nghệ chân không để rút hết không khí, hơi ẩm bên trong lọ, sau đó dán chặt lọ, không để không khí tiếp xúc với hoa. Nhờ đó, các loại hoa sau khi xử lý cho vào bình có thể bảo quản tối thiểu 10 năm, nếu giữ gìn tốt có thể để lâu dài hơn nhiều.
“Trung bình 100 bông hoa hồng, tôi mới chọn được 30-32 bông ưng ý để xử lý thành “hoa bất tử”. Các quy trình chọn lựa, xử lý từ hoa tươi cho đến thành phẩm “hoa bất tử” không thể xảy ra sai sót, nếu không coi như bỏ. Không phải ai học cũng sẽ thành công, lưu giữ được màu sắc tự nhiên của hoa…”, chị Hằng giải thích.
Thời điểm hiện tại, chị Trần Thị Hằng sản xuất gần 10 loại “hoa bất tử”. Các loại gồm hoa hồng, cúc, hoa súng, lan, cẩm tú cầu… Ngoài ra, chị Hằng cũng thường xuyên tìm tòi, sáng tạo ra nhiều sản phẩm “hoa bất tử” mới, đa dạng hóa sản phẩm tới tay khách hàng.
Các sản phẩm “hoa bất tử” có mức giá khác nhau, từ 165.000 đồng đến 8 triệu đồng, tùy thuộc chủng loại hoa, kích thước bình.
“Hiện nay, sản phẩm “hoa bất tử” được khách hàng đón nhận rất lớn, thị trường ngày càng mở rộng. Tôi đang nghiên cứu phát triển quy trình ướp khô với nhiều loài hoa khác nhằm nâng cao chất lượng, giá trị của các loài hoa đặc trưng của Việt NamFrom: web game casino. Bên cạnh đó, tôi đang tìm hiểu thêm thị trường ngoài nước, bởi đây là thị trường rất tiềm năng”, chị Hằng cho biết.